Ô mai không chỉ là một món ăn ngon được ưa thích, ô mai còn là vị thuốc quen thuộc. Ô mai vị thuốc có rất nhiều công dụng trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe.

1.Đặc điểm 

Ô mai (chữ Hán: 烏梅, nghĩa: mơ đen), còn được gọi là xí muội phỏng theo cách phát âm tiếng Quảng Đông syun1 mui4 của từ Hán Việt toan mai (酸梅), có nghĩa là mơ chua. Toan mai nguyên là một vị thuốc trong nền y học cổ truyền của một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, tuy hiện ngày nay ô mai hay toan mai thường được nhắc tới như một món ăn vặt như mứt, kẹo.

cach lam o mai xi muoi mo 2
(Nguồn ảnh Internet)

2. Quả ô mai có tác dụng gì?

Theo Y Học Cổ Truyền, ô mai vị thuốc là một trong những thảo dược có lợi cho sức khỏe cộng đồng, giúp điều trị các bệnh thường gặp như:

Ô mai
(Nguồn ảnh Internet)
  • Trị ho, viêm họng, khàn tiếng, cảm lạnh. Người bệnh có thể dùng ô mai vị thuốc kết hợp với mật ong hoặc gừng để gia tăng hiệu quả trị ho;
  • Điều trị viêm phế quản, ho lâu ngày khi kết hợp thêm một số vị thuốc khác;
  • Diệt trừ giun đũa hoặc chữa đau bụng do giun đũa;
  • Tiêu chảy, lỵ lâu ngày;
  • Chống ung thư cổ tử cung;
  • Ức chế vi khuẩn gây bệnh;
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

3. Bào chế và bảo quản ô mai vị thuốc

Sau khi thu hái, đem quả ô mai đi phơi khô cho đến khi héo lại (lưu ý nên phơi trong bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời). Sau đó nấu quả ô mai với một lượng nước vừa đủ và chờ đến khi quả hơi nứt thì vớt ra ngoài. Tiếp tục đem những quả ô mai này đi phơi hoặc có thể sấy cho đến khi khô, vỏ nhăn lại. Cần thực hiện những bước như vậy từ 3 đến 4 lần đến khi ô mai vị thuốc chuyển sang màu tím đen.

Bảo quản ô mai vị thuốc ở nhiệt độ phòng, vị trí thoáng mát, kín gió. Tốt nhất là sử dụng các gói hút ẩm để bảo quản ô mai trong thời gian dài nhất có thể.

4. Tác dụng của quả ô mai

Ô mai vị thuốc có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc ngậm, ăn trực tiếp. Ngoài ra, nên kết hợp ô mai với một số thành phần thảo dược khác trong quá trình điều trị để gia tăng hiệu quả, giúp người bệnh mau khỏi.

4.1. Đối với người trưởng thành

4.1.1. Ô mai trị ho thông thường hoặc ho kéo dài

chua ho tai hai phong
(Nguồn ảnh Internet)

Lấy một lượng ô mai tùy ý và tiến hành sắc cô đặc thành cao, có thể thêm mật ong cho dễ uống và sử dụng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh ho kéo dài có thể sắc 12g ô mai với các vị thuốc bao gồm bán hạ, hạnh nhân, a giao, sinh khương: mỗi loại 12g, tô diệp 8g, cù túc xác 6g, cam thảo 4g.

4.1.2. Ô mai vị thuốc điều trị tiêu chảy

Nghiền các thảo dược thành bột rồi làm thành viên uống hoặc sắc lấy nước uống. Nguyên liệu gồm 12g ô mai vị thuốc, 12g nhục đậu khấu, 12g kha tử, 12g thương truật, 12g phục linh, 12g đẳng sâm, 6g anh túc cá, 6g mộc hương, 4g cam thảo.

4.1.3. Trị giun đũa hoặc đau bụng do giun đũa

  • Trị giun chui ống mật gây đau bụng dữ dộichân tay lạnh: Người bệnh tán các thảo dược dưới đây thành bột mịn, pha với mật ong và vò thành viên, uống 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 8g. Nếu không uống được dạng viên có thể sắc lấy nước uống. Nguyên liệu gồm có: 12g mỗi loại ô mai vị thuốc, phụ tử chế, đương quy, đẳng sâm, 8g quế chi, 6g mỗi vị hoàng liên, hoàng bá, can xương, xuyên tiêu và 4g tế tân;
  • Trị đau bụng do giun đũa: Nguyên liệu gồm ô mai vị thuốcđại hoàng, mang tiêu, binh lang, chỉ thực, vỏ rễ xoan mỗi loại 12g, 6g mộc hương, 6g can khương, 4g tế tân, 4g xuyên tiêu. Đem tất cả sắc lấy nước uống và sử dụng hằng ngày.

4.1.4. Ô mai hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Sử dụng các nguyên liệu bao gồm ô mai vị thuốc, thiên phấn, cát căn, hoàng kỳ, mạch môn mỗi vị 10g kết hợp với 3g cam thảo. Đem các dược liệu này sắc lấy nước uống hoặc có thể nghiền nát, hoàn thành viên và sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần uống 6g thuốc.

4.1.5. Tác dụng của quả ô mai điều trị kiết lỵ

o mai
(Nguồn ảnh Internet)
  • Sắc ô mai vị thuốc lấy nước và sử dụng thay nước trà hằng ngày;
  • Đối với trường hợp kiết lỵ ra máu kèm mủ: Người bệnh cần sử dụng 40g ô mai bỏ hột, đốt sơ và tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày sử dụng 8g/lần. Thay vì dùng nước sạch, người bệnh nên dùng ô mai vị thuốc với nước cơm để tăng hiệu quả.

4.1.6. Điều trị viêm gan do virus

Sử dụng 40 – 50g ô mai vị thuốc đem đi sắc với 500ml nước đến khi còn 250ml thì nhưng và chia làm 2 lần uống/ngày. Người bệnh có thể sử dụng đồng thời bài thuốc này với vitamin B, C để hỗ trợ điều trị chứng vàng da, hạ men gan.

4.2. Đối với trẻ em

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em: Cha mẹ có thể kết hợp Bicarbonat Natri 0.25g với 1g (trẻ dưới 1 tuổi) hoặc 1.5g ô mai vị thuốc (trẻ trên 1 tuổi). Sử dụng mỗi ngày 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Một số lưu ý khi sử dụng ô mai vị thuốc

  • Ô mai vị thuốc không có nhiều tác dụng phụ, đa số rất hiếm gặp, ngoại trừ người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong ô mai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bệnh nhân cũng không nên quá chủ quan khi sử dụng dược liệu này;
  • Người bị sốt rét hoặc kiết lỵ giai đoạn đầu không được sử dụng ô mai để điều trị bệnh;
  • Thận trọng khi sử dụng ô mai với bệnh nhân hen suyễn vì có thể làm khởi thể các cơn hen;
  • Nếu sử dụng quá nhiều ô mai có thể dẫn đến tổn thương răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *