Cà tím là một loại quả thuộc họ cà có sản lượng lớn nhất thế giới. Không những được chế biến thành những món ăn ngon, giúp tăng thêm khẩu vị cho bữa ăn gia đình, cà tím còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

1. Thành phần chất dinh dưỡng của cà tím

(Nguồn ảnh Internet)
(Nguồn ảnh Internet)

Trong mỗi 100g cà tím có chứa khoảng 3g chất xơ, 0.2g chất béo, nhóm Vitamin B1, B3, B6, B9, B5, B2, Vitamin E, Choline, Vitamin K. Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều khoáng chất như Đồng, Mangan, Magie, Kali và nhóm hàm lượng ít hơn bao gồm: Kẽm, Sắt, Canxi, Phốt pho,… Đặc biệt, cà tím có lượng calo thấp chỉ khoảng 24 calo trong mỗi 100g tương đương với 1.7% lượng calo cần nạp vào hàng ngày. Có thể thấy cà tím là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

 

2. Lợi ích khi ăn cà tím

Mặc dù là thực phẩm dân dã và dễ mua nhưng cà tím là loại quả mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ giảm cân

hỗ trợ giảm cân
(Nguồn ảnh Internet)

Lượng calo thấp và giàu chất xơ là yếu tố khiến cho cà tím trở thành thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn giảm cân. Bên cạnh chất xơ giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn thì cà tím có chứa nhiều vitamin, khoáng chất hỗ trợ phát triển các nhóm cơ trong quá trình tập luyện. Hàm lượng chất béo thấp cũng giúp hạn chế tình trạng tích tụ mỡ thừa hạn chế nguy cơ béo phì, thừa cân.

Hỗ trợ tiêu hóa

Cà tím nấu
(Nguồn ảnh Internet)

Đối với những người thường xuyên gặp tình trạng táo bón thì chắc chắn cà tím sẽ là giải pháp hiệu quả với hàm lượng chất xơ lên đến 3g trong 100g cà tím. Khi dùng thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp kích thích quá trình tiêu hóa, nhờ đó đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn để loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể. Đối với những người mắc táo bón nên dùng khoảng 200g cà tím trong 2 – 3 ngày để cải thiện tình trạng này.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Đường huyết
(Nguồn ảnh Internet)

Cà tím được khuyến cáo sử dụng đối với bệnh nhân đái tháo đường nhờ chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Nhờ đó, khi cơ thể dung nạp lượng chất xơ này với lượng vừa đủ sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hạn chế được tốc độ hấp thụ đường trong thức ăn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

 tim mạch
(Nguồn ảnh Internet)

Khi dùng 100g cà tím sẽ giúp nạp vào cơ thể khoảng 229mg Kali có công dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim đối với những người mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, các vitamin nhóm B trong cà tím cũng có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh về tim mạch như: suy tim, rối loạn nhịp tim, rung tâm thất,… Đồng thời, cà tím chứa ít chất béo, giàu chất xơ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa, từ đó hạn chế tích tụ mỡ thừa làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

3. Ai nên hạn chế ăn cà tím?

  • Người có tiền sử dị ứng nên hạn chế sử dụng cà tím hoặc nếu có sử dụng nên dùng lượng ít và theo dõi triệu chứng dị ứng để có thể xử lý kịp thời.
  • Các bệnh nhân mắc vấn đề về thận hạn chế dùng cà tím để tránh tình trạng hình thành sỏi do lượng oxalate trong quả này.
  • Hoạt chất histamin trong cà tím có nguy cơ làm tăng mẫn cảm đối với người mắc bệnh hen suyễn. Nếu ăn nhiều cà tím có thể gây tái phát triệu chứng bệnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *