Lá bàng ngoài việc tạo bóng mát từ những tán lá xum xuê thì lá bàng còn được tận dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa rất hữu hiệu.

la bang
(Nguồn ảnh Internet)

I. Đặc điểm 

Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc làm cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt, phiến lá dài 20 – 30cm, rộng 10 – 13cm. Hoa nhiều mọc thành bông dài 15 – 20cm, trên cán bông có lông. Quả hình bầu dục, nhẵn dẹt với hai bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn dài 4cm, rộng 3cm, dày 15mm, nhẵn, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạch rộng 15mm, hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.

images2077991 h1
(Nguồn ảnh Internet)

Lá Bàng chứa corilagin, acid galie, acid elagic, brevifolin carboxylic acid. Ngoài ra nghiên cứu khoa học cũng cho thấy lá Bàng chứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol,…

II. Công dụng của lá bàng trong y học

II.1. Kháng khuẩn, kháng nấm:

Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để chứng minh công dụng kháng khuẩn, kháng nấm của lá bàng tươi. Các nhà khoa học đã cho thí nghiệm với nhiều chủng vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm khác nhau, như Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Eschiershea coli, K. pneumonea, Citrobacter sp., Pseudomonas aerogenosa và nấm Candida albicans, Aspergillus. Kết quả thu về đều cho hiệu quả điều trị tốt.

bo tui cach dung la bang de chua viem da co dia hieu qua 202302272318064747
(Nguồn ảnh Internet)

Dân gian cũng hay sử dụng loại dược liệu này để điều trị viêm da cơ địa. Thuốc được dùng với dạng đắp ngoài hoặc tắm. Chính những nhiên cứu về công dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên của lá bàng đã làm căn cứ cho hiệu quả điều trị tốt của lá bàng trong viêm da cơ địa.

II.2. Kháng viêm:

Theo một thí nghiệm được thực hiện trên chuột, dịch chiết lá bàng tươi có khả năng kháng viêm. Người ta làm cho chuột bị phù tai cấp và mạn. Sau đó cho điều trị với nhiều loại dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cây bàng.

Kết quả cho thấy, dịch chiết phân đoạn chất chloroform trong lá bàng vẫn còn tươi cho hiệu quả vượt trội hơn cả. Chất này làm giảm phù tai trên chuột cả cấp và mạn với tỉ lệ cao. Điều này chứng tỏ, lá bàng tươi có hiệu quả trong điều trị viêm.

II.3. Chống đái tháo đường:

Lá bàng tươi có khả năng ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa đái tháo đường. Trong các thí nghiệm gần đây, người ta lấy dịch chiết lá bàng tươi để điều trị cho chuột bị gây đái tháo đường bằng alloxan. Sau 7 ngày điều trị, những con chuột này có mức đường huyết giảm và đồng thời giảm cân.

benh dai thao duong 1636878697525161151611
(Nguồn ảnh Internet)

Hiệu quả này do nhiều cơ chế phức tạp. Loại dược liệu này giúp bảo vệ và tăng sinh tế bào b tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định). Đồng thời, ức chế hiệu quả của men a-glucosidase. Đây là men chính trong quá trình thoái giáng carbonhydrate thành glucose trong máu để để làm tăng đường huyết.

II.4. Chống ung thư:

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Do trong lá có nhiều flavonoids, chloroform, saponin…Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng quét các gốc tự do. Từ đó, tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.

III. Một số bài thuốc về lá bàng

III.1. Bài thuốc trị viêm da cơ địa

Trường hợp bị mắc viêm da cơ địa, bạn cũng hãy thử dùng lá bàng non và muối tinh, đun lấy nước tắm. Sau đây là quy trình thực hiện chi tiết:

viem da co dia 2
(Nguồn ảnh Internet)

Bước 1: Bạn hái một nắm lá bàng non, chuẩn bị thêm một bài hạt muối.

Bước 2: Lá bàng non cần phải được rửa sạch, loại bỏ đi phần lá sâu và bụi bẩn.

Bước 3: Bạn hãy đun sôi lá bàng non cùng nước và muối tinh trong 10 đến 15 phút.

Bước 4: Lọc lấy phần nước cốt lá bàng rồi pha thêm nước sạch.

Bước 5: Vệ sinh vùng da bị viêm nhiễm bằng dung dịch nước lá bàng vừa pha loãng. Trong quá trình tắm, bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng vùng da xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm.

III.2.Bài thuốc trị viêm họng

Có nhiều cách chữa trị chứng viêm họng từ nguyên liệu lá bàng. Theo những người từng áp dụng, xông hơi bằng lá bàng chính là cách hiệu quả giúp giảm triệu chứng viêm họng, giảm nhanh cảm cúm.

Bước 1: Bạn chuẩn bị một vài lá bàng non và muối tinh.

Bước 2: Lá bàng cần được rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi để ráo nước.

Bước 3: Tiến hành cắt lá bàng thành từng khúc nhỏ và đem đun sôi.

Bước 4: Khi nước sôi, bạn hãy tắt bếp tiến hành xông mũi họng khi nước còn nóng.

III.3.Bài thuốc trị sâu răng

Súc miệng bằng nước lá bàng hàng ngày là cách đơn giản giúp trị chứng sâu răng, loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

bai thuoc chua dau rang hinh anh 8
(Nguồn ảnh Internet)

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị và rửa sạch một vài chiếc lá bàng non.

Bước 2: Ngâm lá bàng non vừa rửa trong nước muối pha loãng khoảng 7 đến 10 phút.

Bước 3: Cho toàn bộ lá bàng vừa chuẩn bị vào đun sôi cùng khoảng 1 lít nước trong vòng nửa tiếng.

Bước 4: Nếu đã đun đủ thời gian, bạn cần tắt bếp và chắt lấy phần nước cốt.

Bước 5: Chờ cho nước lá bàng nguội bớt, bạn sử dụng loại nước này súc miệng liên tục trong 5 phút và làm sạch lại khoang miệng bằng nước ấm.

Bạn súc miệng đều đặn bằng nước lá bàng 2 lần mỗi ngày. Nếu tình trạng sâu răng còn là mức độ nhẹ, súc miệng thường xuyên bằng nước lá bàng có thể loại bỏ bớt yếu tố gây hại.

III.4. Bài thuốc trị nhiệt miệng

Không chỉ hỗ trợ chữa sâu răng mà lá bàng còn có thể sử dụng như một bài thuốc trị nhiệt miệng an toàn, cho hiệu quả khá khả quan.

Bước 1: Bạn chuẩn bị một vài lá bàng non tươi, không bị bám bẩn hay bị sâu.

Bước 2: Bạn nên rửa qua lá bàng, nhằm loại bỏ bớt bụi bẩn bám trên bề mặt lá.

Bước 3: Cho toàn bộ lá vàng vừa rửa vào đun sôi trong khoảng nửa tiếng.

Bước 4: Khi nhận thấy tinh chất trong lá bàng đã tiết ra nhiều, bạn hãy tắt bếp và chắt lấy phần nước cốt.

Bước 5: Chờ cho nước lá bàng nguội bớt, bạn hãy sử dụng loại nước này vệ sinh răng đều đặn 3 lần / ngày. Trường hợp không dùng hết nước lá bàng trong một lần, bạn nên dồn vào chai và bảo quản trong tủ lạnh, dùng dần trong 2 ngày trở lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *