Bạc hà Á hay bạc hàbạc hà nambạc hà Nhật Bảnhúng câyhúng bạc hà là loại thảo mộc có mùi thơm dễ chịu cùng vị cay nhẹ thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y, cũng là một loại gia vị phổ biến được thêm vào trà, nhiều loại thức uống hay các món ăn thường ngày.

Cây Bạc Hà
(Nguồn ảnh internet)

I. Đặc điểm chi tiết 

Bạc hà
(Nguồn ảnh internet)

Bạc hà Á là cây lâu năm thân thảo, cao đến 10–60 cm (đôi khi đạt đến 100 cm). Lá đơn, mọc đối xứng, dài 2–6,5 cm và rộng 1–2 cm, có lông, viền lá có răng cưa thô. Hoa màu tím nhạt (đôi khi màu trắng hoặc hồng), mọc thành cụm trên thân, mỗi hoa dài 3–4 mm.

II. Tác dụng của bạc hà

Trị bệnh cảm lạnh thông thường:

Cảm lạnh
(Nguồn ảnh internet)

Sử dụng tinh dầu bạc hà có tác dụng làm thông mũi, tan đờm và chất nhầy, giúp dễ tống đờm ra khỏi cơ thể hơn khiến người dùng cảm giác thở dễ dàng, đặc biệt ở những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: 

Bệnh tiểu đường
(Nguồn ảnh internet)

bạc hà có những tác động tích cực đến lượng đường trong máu

Kháng viêm: 

Trong bạc hà có các loại tinh dầu như eugenollinaloolcitronellon có đặc tính kháng viêm, giúp chống lại các chứng viêm trong cơ thể như viêm khớp hay các vấn đề ở ruột. Ngoài ra acid rosmarinic cũng đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa.

Giảm đau dạ dày và chứng khó tiêu:

Bạc hà có hiệu quả trong việc giảm các vấn đề tiêu hóa khác như đau bụng và khó tiêu. Chứng khó tiêu xảy ra khi thức ăn nằm trong dạ dày quá lâu trước khi đi vào phần còn lại của đường tiêu hóa.

Khó Tiêu
(Nguồn ảnh internet)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc thức ăn đi qua dạ dày nhanh hơn khi mọi người dùng dầu bạc hà trong bữa ăn. Do đó, sử dụng bạc hà như một loại rau trong bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu này .

Một nghiên cứu lâm sàng ở những người mắc phải chứng khó tiêu cho thấy việc kết hợp tinh dầu bạc hà và dầu caraway được dùng trong viên nang có tác dụng tương tự như các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu. Sự kết hợp này có hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày và các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa khác.

Làm sạch răng và giảm hôi miệng:

kẹo
(Nguồn ảnh internet)

Theo một nghiên cứu, tinh dầu bạc hà được sử dụng trong kẹo bạc hà hoặc kẹo sao su bạc hà, giúp giảm bớt mùi hôi trong khoang miệng được vài giờ. Tuy nhiên, nó lại không làm giảm lượng vi khuẩn hoặc các hợp chất khác gây hôi miệng

Giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tâm thần: 

ăn bạc hà, ngửi tinh dầu bạc hà cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện chức năng não, giúp tỉnh táo. Hương thơm của tinh dầu bạc hà còn có tác dụng trong việc tăng thêm sinh lực để cơ thể không có cảm giác mệt mỏi mà vẫn không gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của não bộ.

Hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch: 

tim
(Nguồn ảnh internet)

Sử dụng bạc hà có thể làm giảm huyết ápphòng chống các bệnh tim mạch hiệu quả. Thành phần eugenol trong bạc hà hoạt động như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên, giúp ngăn chặn sự di chuyển của canxi vào tế bào. Theo một nghiên cứu trên động vật, trong bạc hà có chứa carvone hợp chất làm giảm sự co thắt mạch máu, có hiệu quả trong việc hạ huyết áp

Giảm stress oxy hóa:

stress
(Nguồn ảnh internet)

Trong bạc hà có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như eugenol, limonene, anthocyanins, beta-carotene giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn tổn thương tế bào, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư, tim mạch, viêm khớp.

Chống nhiễm trùng và giúp vết thương nhanh lành:

Nhiễm trùng da
(Nguồn ảnh internet)

Tinh dầu trong bạc hà có đặc tính kháng khuẩn mạnh, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà làm giảm một số loại vi khuẩn thường thấy trong miệng và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn sinh ra từ thực phẩm thông thường bao gồm E.coli, Listeria, Salmonella.

Nhờ vào tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau nên chiết xuất từ lá bạc hà còn giúp tăng cường tốc độ hồi phục và chữa lành vết thương.

Một số bài thuốc khác với dược liệu bạc hà:

Chữa cảm sốt: dùng lá hay cả cây tươi (10-20g) cho vào 100ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.

Chữa chảy máu cam: 10g bạc hà tươi giã nhỏ, vắt lấy nước thấm bông gòn rồi cho vào hai lỗ mũi.

Chữa tưa lưỡi trẻ em: rửa sạch lá bạc hà, cuộn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bú.

Chữa ong, kiến đốt: 10g bạc hà tươi, giã dập với vài hạt muối ăn, đắp lên chỗ bị đốt.

Chữa đầy bụng, đau bụng: lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g), rượu nặng 90 độ (1000ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lẫn 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống.

III. Lưu ý khi sử dụng bạc hà

  • Bạc hà thường hoạt động như một tác nhân gây ra các triệu chứng GERD. Do đó, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ) không nên sử dụng bạc hà để giải quyết các vấn đề tiêu hóa.
  • Dùng dầu bạc hà với liều lượng lớn có thể độc hại. Do đó, nên tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn hướng dẫn khi sử dụng tinh dầu bạc hà.
  • Không thoa dầu bạc hà lên mặt của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, vì nó có thể gây co thắt làm ức chế hô hấp.
  • Một số nghiên cứu cho thấy bạc hà cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu và huyết áp của bạn, vì vậy nó không được khuyến khích cho những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về huyết áp.
  • Bạc hà có thể giúp thúc đẩy chức năng thận tốt nhưng nó không được khuyến khích cho những người bị sỏi thận.

<meta name=”google-site-verification” content=”lg7Mt4u8U_toSxP-ZVIWOUAB4QSbaASCntbrdTAy4rw” />

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *