Cây chùm ngây có tên khoa học Moringa oleifera, họ chùm ngây (Moringaceae). Chùm ngây là cây thân gỗ lớn, cây mọc ở các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, nhưng nhiều nhất là vùng đất cát khô hạn ven biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Tiên, Phú Quốc,… Cây có lá 3 lần kép, màu xanh hơi mốc, không có lông. Hoa màu trắng.

Cây chùm ngây có tên khoa học Moringa oleifera, họ chùm ngây (Moringaceae). Chùm ngây là cây thân gỗ lớn, cây mọc ở các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, nhưng nhiều nhất là vùng đất cát khô hạn ven biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc,… Cây có lá 3 lần kép, màu xanh hơi mốc, không có lông. Hoa màu trắng.

Cây ưa sáng, khí hậu nóng, ẩm; mọc hoang hay trồng (làm hàng rào, làm cọc cho dây tiêu, dây trầu bám vào bò lên) bằng cách giâm cành hay gieo hạt. Cây rụng lá vào mùa khô.
Vùng Ninh Thuận – Bình Thuận, cây chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốcNam sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời. Lá làm rau sống và xào thịt trâu bò, có mùi thơm nồng rất đặc trưng. Ở Ấn Độ người ta dùng lá chùm ngây làm món rau thông dụng trong bữa ăn hằng ngày.
Toàn cây cả rễ đều có thể dùng làm thuốc, hạt ép dầu làm dầu ăn.  Lá, hoa, trái, thân, vỏ, rễ của cây chứa chất khoáng, chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất khác. Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Một số tài liệu lưu ý, phụ nữ có thai không nên dùng rễ chùm ngây, vì có khả năng gây trụy thai.
 Lá chùm ngây non đem luộc ăn, có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhiều vitamin A, vitamin C, lợi tiểu nhẹ, trị sỏi thận, thấp khớp, cổ trướng, kích thích tim và tuần hoàn. Lá chùm ngây làm thuốc trị cảm sốt, ban sởi, suyễn. Trái chùm ngây có tác dụng làm tăng dục. Vỏ cây chùm ngây làm thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt, chống mệt mỏi.
* Một số bài thuốc:
1. Trị cảm sốt, ban sởi trẻ em và trị tiểu nhắt, viêm đường tiểu:
– Lá chùm ngây      1 nắm.
– Dây miễng bát     1 nắm.
– Cây cỏ mực         1 nắm.
– Cỏ mần trầu        1 nắm.
Tất cả cắt nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
2. Trị u xơ (phì đại) tuyến tiền liệt:
– Vỏ cây chùm ngây 1 nắm (50g).
– Dây sống chua (lá nấu canh chua)  1 nắm.
Cắt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Nấu nước uống hằng ngày. Liên tục 1- 2 tháng.
 Cây chùm ngây rất dễ trồng, chịu nóng, thân có thể cao từ 5-10 m, giúp cải tạo môi trường xanh ở những vùng đất nhiều gió cát ven biển, vùng khô hạn Bình Thuận. Dễ trồng, là dược liệu và nguồn dinh dưỡng quý, cần khuyến khích phát triển cây này. Tại sao không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *